I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 25.02 – 01.03.2013
Giao dịch: Tính tổng cộng trong tuầnqua, VN-Index giảm nhẹ 0.11% xuống 477.15 điểm, HNX-Index giảm 2.09% đứng tại 62.78 điểm, VS 100 tăng nhẹ 0.3% đang ở 75.55 điểm và VN30 giảm 0.66% xuống 547.70 điểm.
VS-Micro Cap có mức giảm mạnh nhất trong tuần qua với 1.95%, tiếp theo là VS-Small Cap giảm 1.58%, VS-Mid Cap giảm 1.20%, duy chỉ VS-Large Cap tăng nhẹ 0.48%.
Liên tiếp đón nhận những ”cú sốc” đã khiến tâm lý thận trọng của giới đầu tư tiếp tục tăng cao trong tuần qua. Điều này khiến cho thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Theo đó, tổng khối lượng khớp lệnh trên HOSE đã giảm 35.5% so với tuần giao dịch trước; trên HNX, khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm mạnh 43.5%.
Tâm lý bình tĩnh hơn sau tin đồn, thông tin lạm phát tháng 2 đứng ở mức thấp làm tăng kỳ vọng chính sách nới lỏng được duy trì... đã giúp thị trường lấy lại cân bằng trong phiên giao dịch đầu tuần.
Tuy nhiên, thị trường đã bất ngờ lao dốc trong phiên giao dịch ngày 26/02 và khiến tâm lý hoảng loạn tăng cao trở lại. Phiên giao dịch hoảng loạn này đã lấy đi tổng cộng 34,465 tỷ đồng (tương đương 1.65 tỷ USD) so với phiên giao dịch đầu tuần. Nếu so với phiên ngày 20/02, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã mất tổng cộng 57,691 tỷ đồng (tương đương 2.77 tỷ USD). .
Sau phiên giao dịch hoảng loạn không rõ lý do, thị trường không đón nhận thêm thông tin nào quá ”đặc biệt” đã giúp tâm lý giới đầu tư trở lại bình tĩnh. Điều này đã thôi thúc hoạt động bắt đáy gia tăng trở lại. Tuy vậy, giới đầu tư đã trở nên thận trọng hơn sau khi đón nhận 2 cú sốc liên tiếp. Bên cạnh đó, việc bán ròng trở lại của khối ngoại cũng gây không ít khó khăn về mặt tâm lý cho thị trường.
Hoạt động bắt đáy trong các phiên hồi phục chủ yếu diễn ra ở những nhóm cổ phiếu lớn và vừa, với một bộ phận dòng tiền đầu cơ ”ăn theo” giao dịch các quỹ ETF. Đây cũng động lực chính nâng đỡ và đưa sắc xanh trở lại thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài: tai game dien thoai Giao dịch của khối ngoại không có nhiều đột biến trong tuần giao dịch qua khi bán ròng nhẹ. Tuy nhiên, giới đầu tư đã bắt đầu chú ý hơn động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại được thực hiện trở lại trong thời gian gần đây. Động thái bán ròng này đã phần nào khiến cho giới đầu tư trở nên thận trong hơn.
Thống kê cho thấy tuần qua, khối ngoại đã mua ròng hơn 245 tỷ đồng trên HOSE nhưng chủ yếu ở VIC với hơn 275 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận. Ngoài ra, họ còn mua ròng mạnh ở GAS (36.1 tỷ đồng), BVH (17.8 tỷ đồng), HPG (15 tỷ đồng), DPM (13.2 tỷ đồng). Như vậy, nếu loại bỏ giao dịch đột biến ở VIC thì khối ngoại đã bán ròng gần 30 tỷ đồng trong tuần giao dịch qua.
Giao dịch bán ròng tập trung ở CTG chủ yếu hoạt động tái cơ cấu danh mục của quỹ ETF với 97 tỷ đồng, tiếp đó là EIB (22.4 tỷ đồng), PVD (22 tỷ đồng) và ITA (19.3 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ với 6.1 tỷ đồng, chủ yếu ở PVS với 37.9 tỷ đồng, VCG với 8 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất PVX với 19.8 tỷ đồng và SHB 19.4 tỷ đồng.
Khối tự doanh CTCK: Trong tuần tính đến hết ngày 28/02 (Thứ Năm), khối tự doanh CTCK đã bất ngờ trở lại mua ròng nhẹ với gần 0.7 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 49.4 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hoạt động mua ròng được khối tự doanh thực hiện chủ yếu trong phiên giao dịch đầu tuần (25/02) và chủ yếu tập trụng ở các cổ phiếu lớn với 0.5 triệu đơn vị, tương ứng với 44.3 tỷ đồng.
Đây có vẻ là quyết định không mấy thành công khi ngay sau phiên mua ròng mạnh này, thị trường đã có phiên giảm điểm mạnh mẽ.
Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành giảm điểm tiếp tục chiếm ưu thế khi có 16/24 ngành giảm điểm. Trong đó, Khai khoáng giảm điểm mạnh nhất với 9.65%; tiếp theo là Thương mại giảm 4.37% và SX Cơ khí giảm 4.13%.
Các nhóm ngành nóng như Chứng khoán, Xây dựng, và Bất động sản đều có mức giảm khá mạnh trong tuần qua, lần lượt 3.54%, 2.13%và 1.61%. Ngược với xu hướng của các ngành nóng khác, Ngân hàng đã bất ngờ tăng nhẹ 0.85%.
Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là PXM với 17.86%, VNA với 15.15%; trên HNX là PVX với 16.9%.
PXM giảm 17.86%. PXM phim vo thuat giảm mạnh trong tuần qua có thể xuất phát từ thông tin kết quả kinh doanh năm 2012 tụt dốc thê thảm. Theo đó, doanh thu năm 2012 của PXM chỉ đạt 200.6 tỷ đồng, giảm 78.3% so với năm 2011; lợi nhuận sau thuế âm 100 tỷ đồng trong khi năm 2011 lãi 22.5 tỷ đồng.
VNA giảm 15.15%. Không có thông tin mới liên quan đến hoạt động của VNA trong tuần qua. Nhiều khả năng cổ phiếu VNA giảm mạnh xuất phát từ áp lực chốt lời tăng mạnh trong tuần qua, sau khi VNA đã có tuần tăng trưởng mạnh trước đó.
PVX giảm 16.9%. PVX giảm mạnh trong tuần qua khi tiếp tục chịu dư âm xấu từ khoản lỗ khổng lồ phát sinh trong năm 2012. Theo đó, năm 2012 PVX chịu khoản lỗ lên tới 1,087 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp PVX chịu lỗ; nhưng năm 2011 khoản lỗ của PVX chỉ dừng lại con số 19.1 tỷ đồng.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là NBB với 14.11%, VID với 13.64% và PPC với 12.42%; không có cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý trên HNX.
NBB tăng 14.11%. NBB tăng mạnh trong tuần qua có thể xuất phát từ kết quả kinh doanh năm 2012 rất tích cực. Năm 2012, doanh thu của NBB đạt 424 tỷ đồng tăng nhẹ 2.9% so với năm 2011. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh 2.46 lần so với năm trước và đạt gần 171 tỷ đồng.
Tuy vậy, NBB đã bắt đầu chịu áp lực chốt lời khi đã bị bán mạnh và giảm sàn trong phiên giao dịch cuối tuần.
VID tăng 13.64%. VID tăng mạnh trong tuần qua sau khi đón nhận kết quả kinh doanh năm 2012 khả quan hơn. Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2012 của cổ đông công ty mẹ đạt 7.3 tỷ đồng, trong khi năm 2011 VID lỗ 7.7 tỷ đồng.
Tương tự, VID cũng đã bắt đầu chịu áp lực chốt lời trong những phiên giao dịch cuối tuần sau khi thông tin kết quả kinh doanh chính thức được công bố.
PPC tăng 15.69%. PPC được chú ý trở lại trong thời gian qua có thể xuất phát từ (i) hy vọng từ đồng Yên tiếp tục giảm giá mạnh, (ii) những thảo luận về khả năng PPC sẽ được các quỹ ETF mua vào.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét