Tuần giao dịch từ ngày 25/2 - 1/3, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần đầy biến động.
Trên sàn HOSE, trong tuần có 4 phiên tăng, nhưng do phiên giảm mạnh ngày thứ Ba, khiến VN-Index tiếp tục có tuần giảm điểm. Kết thúc phiên cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 477,15 điểm, giảm nhẹ 0,54 điểm, tương đương giảm 0,11% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 64,84 triệu đơn vị/phiên, giá trị bình quân đạt 994,36 tỷ đồng/phiên.
Tổng hợp giao dịch trên HOSE trong tuần từ 25/2-1/3 (đvị: triệu đồng) | ||||
Ngày | VN-INDEX | Thay đổi | Khối lượng GD | Giá trị GD |
25/02/2013 | 483,69 | +6,00(+1,26%) | 49.618.683 | 735.710 |
26/02/2013 | 465,05 | -18,64(-3,85%) | 93.966.050 | 1.471.750 |
27/02/2013 | 465,72 | +0,67(+0,14%) | 71.438.583 | 977.840 |
28/02/2013 | 474,56 | +8,84(+1,90%) | 53.252.280 | 785.200 |
1/3/2013 | 477,15 | +2,59(+0,55%) | 55.928.480 | 1.001.310 |
Tổng | -0,54(-0,11) | 324.204.076 | 4.971.810 |
Trên HNX, trong tuần có 2 phiên giảm, 3 phiên tăng, trong đó có phiên giảm mạnh ngày thứ Ba. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 1,34 điểm, tương đương giảm 2,09%, đóng cửa ở mức 62,78 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 58,65 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 466,67 tỷ đồng/phiên.
Tổng hợp giao dịch trên HNX trong tuần từ 25/2-1/3 (đvị: triệu đồng) | ||||
Ngày | HNX-INDEX | Thay đổi | Khối lượng GD | Giá trị GD |
25/02/2013 | 64,19 | +0,07(+0,11%) | 45.972.181 | 381.430 |
26/02/2013 | 62,01 | -2,18(-3,40%) | 96.295.591 | 770.580 |
27/02/2013 | 62,61 | +0,60(+0,97%) | 66.063.768 | 501.170 |
28/02/2013 | 62,56 | -0,05(-0,08%) | 44.007.779 | 358.280 |
1/3/2013 | 62,78 | +0,22(+0,35%) | 40.926.769 | 321.870 |
Tổng | -1,34(-2,09%) | 293.266.088 | 2.333.330 tai game dien thoai |
Trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đẩy mạnh bán ra với 3 phiên bán ròng trên HOSE và 2 phiên bán ròng trên HNX. Tuy nhiên, nhờ phiên mua thỏa thuận hơn 4 triệu cổ phiếu VIC trong phiên cuối tuần nền, xét về giá trị, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có tuần mua ròng.
Cụ thể, trên HOSE, họ mua vào 29,81 triệu đơn vị, giá trị 1.082,47 tỷ đồng. Ngược lại, họ bán ra 30,18 triệu đơn vị, giá trị bán ra 837,36 tỷ đồng. Như vậy, họ bán ròng 0,36 triệu đơn vị, nhưng mua ròng 245,11 tỷ đồng.
Tổng hợp giao dịch của NĐTNN trong tuần từ 25/2-1/3 (đvị: triệu đồng) | ||||||
Ngày | Khối lượng | Giá trị | ||||
Mua | Bán | Mua - Bán | Mua | Bán | Mua - Bán | |
25/02/2013 | 3.803.793 | 2.028.833 | 1.774.960 | 95.070 | 60.590 | 34.480 |
26/02/2013 | 10.035.750 | 13.685.078 | -3.649.328 | 381.410 | 378.550 | 2.860 |
27/02/2013 | 6.902.170 | 11.807.890 | -4.905.720 | 174.390 | 214.130 | -39.740 |
28/02/2013 | 4.829.670 | 8.647.670 | -3.818.000 | 113.800 | 190.480 | -76.680 |
1/3/2013 | 11.277.005 | 3.917.950 | 7.359.055 | 414.980 | 84.590 | 330.390 |
Tổng | 36.848.388 | 40.087.421 | -3.239.033 | 1.179.650 | 928.340 | 251.310 |
Trên HNX, họ mua vào 7 triệu cổ phiếu, giá trị 97,18 tỷ đồng. Ngược lại, họ cũng bán ra 9,9 triệu cổ phiếu, giá trị bán ra 90,98 tỷ đồng. Như vậy, họ bán ròng 2,9 triệu cổ phiếu, nhưng mua ròng 6,2 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 2 sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,24 triệu đơn vị, tuy nhiên, xét về giá trị, họ lại mua ròng 251,31 tỷ đồng.
Nhận định của các CTCK
Xu hướng trung hạn nghiêng về giảm điểm
(CTCK FLC - FLCS)
Hiện nay, những yếu tố nền tảng cho kịch bản tiếp tục tăng giá trong trung hạn của thị trường là không mạnh. Trong khi đó, các yếu tố của phân tích cơ bản cũng như phân tích kỹ thuật đều đang ủng hộ cho một diễn biến giảm điểm trong trung hạn.
Xét trên phân tích cơ bản, kinh tế vĩ mô hiện chưa có nhiều khởi sắc, doanh nghiệp nói chung còn rất nhiều khó khăn. Bối cảnh của cả vĩ mô và vi mô đều chưa có dấu hiệu cải thiện trong vòng 3 tháng tới.
Xét trên phân tích kỹ thuật, nhìn từ năm 2007 đến bây giờ, xu thế dài hạn của thị trường vẫn đang là giảm điểm, đợt tăng giá 3 tháng gần đây chỉ là sự điều chỉnh tăng giá trung hạn trong một xu thế lớn hơn là đang giảm điểm.
Xét về vị thế của thị trường, do đã tăng mạnh 2 tháng trước, nhiều cổ phiếu hiện nay đã ở mức giá khá cao so với trước, do vậy không thuận lợi cho kế hoạch đầu cơ tăng giá.
Trước Tết, thị trường tăng điểm nhưng khối lượng lại giảm đã báo hiệu khả năng đảo chiều giảm điểm, hay nền tảng tăng giá không còn vững. Sau Tết, thị trường giảm mạnh kèm theo khối lượng lớn đã chứng tỏ động thái của luồng tiền lớn là đang phân phối. Xu thế bán ra này nhiều khả năng sẽ không sớm dừng lại, từ đó diễn biến trung hạn sắp tới vẫn nghiêng về giảm điểm, biến động tăng nhẹ với khối lượng thấp trong ngày 1/3 là nhịp điệu đúng của một thị trường nằm trong phần đầu của giai đoạn giảm giá.
Áp phim vo thuat lực cung vẫn ở mức không nhỏ
(CTCK Sài Gòn - SSI)
Tăng điểm vượt mốc 480 điểm vào giữa phiên giao dịch buổi sáng cuối tuần, nhưng bên bán giá cao tăng dần và chỉ số giảm nhiệt dần đến cuối phiên. Cây nến ngày tạo một nến gần với dạng Bearish Shooting Star, một dạng nến với bên bán chiếm ưu thế ở giá cao trong phiên. Khối lượng giao dịch chỉ ở mức 48,4 triệu đơn vị, tiếp tục giảm 4,48% so với phiên trước.
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,54 điểm (-0,11%) so với đóng cửa của tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch giảm 35,51%. Chúng tôi cho rằng, với hiện tượng tiết cung giá thấp trong những phiên tăng điểm kết hợp với cây nến không mấy tích cực, áp lực của nguồn cung vẫn ở mức không nhỏ. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm nhà đầu tư lướt sóng có sẵn cổ phiếu bán cao và mua thấp trở lại.
Rủi ro giảm mạnh đã giảm bớt đáng kể
(CTCK Dầu khí - PSI)
Gần đây nhất, FTSE Viet Nam UCITS công bố thay đổi danh mục định kỳ, trong đó sẽ loại bỏ CTG ra khỏi danh mục, thêm vào mã GMD. Điều ngày ngoài việc có thể tác động trực tiếp tới diễn biến giá của GMD khi quỹ này gia tăng tỷ lệ nắm giữ, thì dễ dàng thấy rằng, với lượng tiền mặt trên dưới 520 tỷ đồng từ việc bán CTG, quỹ này có khả năng cao sẽ tiếp tục mua mạnh các cổ phiếu khác trong danh mục. Ngoài những cổ phiếu được mua mạnh nhất khi được tham gia vào danh mục như GMD, thì NĐT nên chú ý tới các cổ phiếu nằm trong danh mục của ETF này và đang có thị giá thấp vì khối lượng mua ròng với các mã này có thể tương đối cao (ví dụ như PVF, OGC, ITA, PPC, v.v…).
Giao dịch trên thị trường tỏ ra khá thận trọng trong hầu như cả tuần, tuy nhiên có những dấu hiệu tích cực hơn từ phiên cuối cùng trước khi kết thúc tuần. Thông tin về việc nợ xấu giảm về 6% là một trong những thông tin tích cực tác động tới tâm lý thị trường. Trong khi đó, một tuần giao dịch sau phiên sụt giảm kỷ lục, thị trường đã có dấu hiệu bình ổn về mặt tâm lý. Trong phiên cuối tuần, dòng tiền có dấu hiệu tập trung mạnh sang HOSE. Chỉ số VN-Index chưa bộc lộ rõ tín hiệu về xu thế tăng, tuy nhiên, có dấu hiệu ổn định hơn và rủi ro giảm mạnh đã giảm bớt đáng kể. Có khả năng, VN-Index sẽ tiếp tục dao động quanh mức 470 điểm; trong khi đó HNX-Index sẽ dao động trong vùng hẹp quanh mức 60 - 62 điểm. Thị trường phân hóa mạnh sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho NĐT ngắn hạn.
Chờ các tín hiệu xác lập xu hướng rõ ràng hơn
(CTCK FPT - FPTS)
Diễn biến trong những phiên cuối tuần bộc lộ nhiều điểm không tích cực, chủ yếu theo hướng kiểm tra kháng cự 480-485 điểm. Điểm số tăng nhưng thanh khoản lại giảm trong khi giao dịch mua đã yếu đi nhiều, lực bán ra lại tăng dần khi các cổ phiếu đạt mức giá trần.
Sự rụt rè của bên mua khiến giao dịch diễn ra chậm dần, nếu kịch bản này tiếp tục diễn ra thì sẽ dần bào mòn sự kiễn nhẫn của bên nắm giữ cổ phiếu làm tăng mức độ cảnh giác và thận trọng của thị trường từ đó có thể khiến bên nắm giữ thực hiện bán sớm hơn. Nếu kịch bản này xảy ra thì lực cung sẽ là khá mạnh do đã có yếu tố tích lũy. Xác suất xảy ra rủi ro này cần phải dựa trên diễn biến của VN-Index trước ngưỡng 480-485 trong những phiên đầu tuần tới.
Vĩ mô đang tạo một khoảng lặng về thông tin do đó sự hỗ trợ tích cực cho bên mua là không có. Vì vậy, nếu thị trường loanh quanh trong khu vực 465-485 điểm thì nhà đầu tư nên hạn chế các hoạt động giao dịch để chờ các tín hiệu xác lập xu hướng rõ ràng hơn.
Xu hướng tăng điểm trung hạn vẫn còn
(CTCK Maritime Bank - MSBS)
Xét dưới góc độ vĩ mô và diễn biến hiện nay của 2 chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index, chúng tôi cho rằng, quan điểm tăng điểm của xu hướng trung hạn vẫn còn và việc phân hóa cổ phiếu sẽ càng diễn ra mạnh mẽ. Tuần mới có thể sẽ điều chỉnh vào 2 phiên đầu tuần ở biên độ hẹp trước khi có thể tăng điểm khi thanh khoản thị trường tăng lên ở các phiên cuối tuần. Dòng tiền sẽ chỉ tập trung vào những mã cổ phiếu lớn có tin tức hỗ trợ và những mã có kết quả kinh doanh triển vọng trong năm 2013.
Vẫn nên thận trọng đứng ngoài thị trường
(CTCK Maybank Kim Eng - MBKE)
Thị trường phục hồi nhẹ trong phiên cuối tuần bằng mức tăng 0,6%, dù đã có lúc ghi nhận mức tăng tới 1,2%. Việc thị trường yếu đi khỏi mức cao nhất vào cuối phiên, cộng với việc khối lượng giao dịch tiếp tục sụt giảm so với giai đoạn trước dù trong phiên tăng giá, những yếu tố này dẫn tới đánh giá của chúng tôi rằng, đợt phục hồi vẫn bị phần đông các nhà đầu tư nhìn bằng con mắt dè dặt.
Tăng điểm phiên cuối tuần chủ yếu nhờ các mã vốn hóa cao. Trong phiên này, khối các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu, sau khi bán ròng hơn 7 triệu cổ phiếu trong liên tục ba phiên trước. Đáng lưu ý hơn, FTSE Vietnam ETF vừa ra thông báo loại bỏ CTG trong khi thêm GMD vào danh mục. Điều này có thể tạo áp lực bán với CTG, và xét theo mức độ vốn hóa cao của cổ phiếu này, VN-Index có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo mức độ nào đó. Đối với GMD, chúng tôi nhận thấy đồ thị cổ phiếu này đang tương đối tích cực.
Tổng kết lại sau phiên cuối tuần 1/3 là, mặc dù thị trường hồi phục kỹ thuật sau đợt giảm giá nhanh, đẩy nhiều mã vào trạng thái quá bán, chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng nhà đầu tư nên thận trọng đứng ngoài thị trường.
Thị trường sẽ bớt sôi động hơn
(CTCK Rồng Việt - VDSC)
Mặc dù các tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong tuần trước đã chính thức bị cơ quan chức năng bác bỏ, tâm lý lo ngại vẫn bao trùm TTCK trong tuần vừa qua. Bên cạnh nguyên nhân do áp lực tâm lý, thị trường còn bị tác động bởi các thông tin về vĩ mô như định hướng điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá năm 2013 được Thống đốc NHNN cung cấp và quyết định chưa tăng giá xăng dầu khá bất ngờ của Bộ Tài chính. Do sự tác động trái chiều từ mặt thông tin và tâm lý, thị trường chứng khoán biến động khá mạnh. Sau phiên hồi phục đầu tuần, lực bán bất ngờ tăng mạnh trong phiên ngày 26/02 khiến hai chỉ số giảm mạnh, thị trường có sự hồi phục nhẹ trong xu hướng giằng co ở các phiên còn lại của tuần.
Không có nhiều tin tức vĩ mô được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường trong tuần mới. Tuy vậy, hai quỹ đầu tư chỉ số (ETFs) lớn trên thị trường Việt Nam là FTSE Vietnam Index và Viet Nam Market Vector đang trong giai đoạn đánh giá lại và tiến hành tái cân đối danh mục định kỳ hàng quý. Với sự ảnh hưởng do các giao dịch từ hai quỹ này trong thời gian gần đây, chúng tôi cho rằng, tâm điểm thị trường trong tuần sau sẽ xoay quanh các cổ phiếu trong rổ chỉ số của hai quỹ này. Mặc dù vậy, thị trường hiện đang ở vùng điểm cao nhất trong gần một năm qua và tâm lý thận trọng vẫn đang bao trùm. Chúng tôi cho rằng, thị trường sẽ bớt sôi động hơn và VNIndex biến động giằng co trong khoảng 455 - 480 điểm trong tuần sau.
xem phim chan troi mo uoc online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét