Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Cách nào để khoa học Việt Nam thành công?

Khuyến khích các nhà khoa học không chỉ bằng tiền lương, điều kiện làm việc, mà quan trọng không kém là tác động tới cảm xúc và động cơ làm việc của họ.

Trong các tranh luận về viễn cảnh thành công hay không của một viện khoa học của Việt Nam theo mô hình KIST Hàn Quốc, độc giả Nam Viet đề xuất một hướng độc đáo:

"Trong nghiên cứu, quan trọng nhất là yếu tố con người vì sản phẩm chủ yếu được tạo ra bằng tài năng của họ. Ai cũng biết con người vô cùng nhạy cảm. Cùng một quy định hành chính nhưng thi hành khác nhau thì người chịu ảnh hưởng khác nhau vô cùng.

Ví dụ như các nhà khoa học nhận lương 1/4 so với ở Mỹ, nếu số lương ấy được trao một cách trân trọng kèm lời chia sẻ từ cấp cao (ví dụ như hướng tới các mục tiêu cao cả của dân tộc) sẽ khiến người nhận vui vẻ, có thêm động lực làm việc.

Cùng số lương đó mà hàng tháng phát ra một cách lạnh lùng, hay thậm chí bắt phải có giấy với chữ ký của 3-4 ông rồi mới gửi tiền, gửi trễ ngày, các cô kế toán còn đế thêm "cả ngày chỉ thấy ngồi mà nhận nhiều thế em, chị chừng này tuổi mà lương chưa được 1 nửa của em"... thì hẳn người nhận sẽ hết sức ngao ngán và dần chán bỏ công việc.

Đó chỉ là 1 ví vụ về việc thực hành một quy định nào đó thôi. Như ta đã thấy trong ví dụ của KIST, mô hình họ thành lập là nhằm mục đích làm Dịch vụ, cái từ này nói đơn giản nhưng chứa bao điều thâm sâu trong đó. Hầu hết nhân viên nhà nước Việt Nam hiện nay không ý thức được rằng về mặt lý luận họ đang là những người làm dịch vụ cho dân. Dân đóng thuế và thuê họ làm dịch vụ hành chính công cho đất nước.

Thiết nghĩ từ "Cán bộ" không nên dùng trong hoàn cảnh thời bình hiện nay mà phải dùng từ "nhân viên phục vụ" thì mới đúng ý nghĩa và từ đó mới thay đổi quan niệm, nhận thức của lớp người làm cho Nhà nước. Ví dụ, thay vì nói "Tôi là cán bộ" ở Bộ Khoa học và Công nghệ thì phải tự nhận thức ra "Tôi là nhân viên phục vụ của Bộ Khoa học công nghệ".

Chỉ khi mảng hành chính công nhận thức được như vậy thì mới mong có sự chuyển biến nào đó.

Quay lại với V-KIST, nếu các yếu tố trên chưa thể có ngay (sự biến chuyển của bộ máy hành chính công) thì thời gian đầu phải bù vào đó bằng "quyết tâm chính trị" từ cấp cao nhất - một hình thức động viên lên dây cót. Lãnh đạo cao nhất của nước ta có thể đến đôn đốc công việc ở V-KIST hai tuần một lần và trong suốt 3 năm liên tục không?

Suy cho cùng việc này chỉ là giải pháp đánh vào tâm lý con người thôi, có lãnh đạo cấp cao đến, ai nấy đều lo chuyên tâm nghiên cứu để có thành tích báo cáo kết quả.

Việc chuyên tâm thậm chí có thể đạt được bằng nhiều cách, như học thiền, hay tác động bằng các yếu tố tâm lý khác (tặng quà giá trị lớn, gái đẹp,..) nhưng các giải pháp khác không toàn diện và không chắc chắn hiệu quả cho tất cả mọi người trong viện. Giải pháp đưa lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch hay Thủ tướng đến sẽ ảnh hưởng tâm lý tích cực với nhà nghiên cứu với xác suất nhiều hơn nên phải được ưu tiên

Nói tóm lại, Việt Nam cần các yếu tố sau để phát triển khoa học công nghệ là: Hành chính công nhận thức vai trò Dịch vụ của họ. Thứ hai, biết khuyến khích con người thông qua tác động vào cảm xúc của họ. Thứ ba, con người vô cùng nhạy cảm, vậy nên việc gì cũng phải tỷ mỷ, khách quan, có tính bao quát".

NamViet


tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét