Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Mất tiền tỷ đuổi mai dương

Cây mai dương là một loài cây bụi, nhiều gai nhọn có nguồn gốc từ Trung Mỹ, hiện được xem là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới, tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Trên 2 tỷ đồng đã được tỉnh Đắk Lắk chi ra trong 3 năm nay để xóa bỏ triệt để loại cây này.
Cây mai dương phát tán nhanh qua hạt

26 mô hình đã triển khai, gần 200 buổi tập huấn được tổ chức cho đồng bào dân tộc về kỹ thuật phòng trừ, tiêu diệt, bởi cây mai dương đã có ở 15 huyện, thị xã, thành phố của Đắk Lắk. Huyện Ea Súp 3 năm trước chỉ có 40ha cây này, nay đã tăng lên trên 93ha. Huyện Lắk 58ha nay 85ha. Huyện Ea Kar ó 79ha nay tăng lên trên 90ha... Cả tỉnh đã có trên 730ha loài cỏ dại nguy hiểm này.

Năm nay, Đắk Lắk mở 15 lớp tập huấn kỹ thuật với 750 người tham gia thực hiện 4 mô hình diệt cây mai dương bằng thuốc diệt cỏ. Trạm Bảo vệ thực vật huyện Buôn Đôn đã triển khai mô hình điểm diệt trừ trên 1ha cây mai dương tại xã Ea Nuôl bằng phương pháp phun thuốc diệt cỏ Roundup 480SC cộng với Anco 720DD, tỷ lệ 4-1. Sau 3 đợt phun thuốc, cây mai dương chuyển từ héo vàng đến chết dần, thân cây chuyển sang màu đen, nhỏ lại, dễ gãy đốt cháy sạch. Diệt trừ cây mai dương bằng phương pháp hóa học đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần so với phương pháp thủ công. Các ngành chức năng ở Đắk Lắk đang khuyến cáo nhân rộng các mô hình này.

Ở nước ta không chỉ có Đắk Lắk mà vùng hồ Hòa Bình, vườn quốc gia Tràm Chim... hay Quảng Trị, Ninh Thuận cũng chung cơ cảnh mai dương phát tán mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, môi trường. Sau mỗi đợt phát động tiêu diệt, cây lại tái sinh, phát triển càng ồ ạt hơn, nhất là ở hệ thống kênh mương dẫn nước, các công trình thủy lợi, vùng đất hoang hóa... Đó là bởi mai dương sống dai dẳng phát tán nhanh qua hạt, đặc biệt khả năng tái sinh bằng thân và gốc rất lớn. Nếu chặt cây mẹ đốt thì từ gốc cây tái sinh 4,5 chồi non, hạt nếu bị đốt sẽ nẩy mầm với mật độ từ 15-120 cây/m2. Việc dùng lửa như là biện pháp duy nhất để kiểm soát cây mai dương thường không có hiệu quả, vì cây mai dương trưởng thành khó bị đốt cháy. Loài cây này phát triển đến đâu, gần như cây cỏ bản địa phải nhường chỗ đến đó, giảm thiểu nghiêm trọng các loài động vật bản địa như các loài chim, thú.

Hạt của cây mai dương có lớp lông để bám có thể nổi trên mặt nước, dễ lan ra trên diện tích rộng trong mùa mưa lũ, đặc biệt hạt này nếu luộc sôi, hoặc đốt vẫn có thể nảy mầm, trong khoảng 20 năm vẫn mọc cây. Các địa phương bởi vậy không nên khoán trắng cho ngành nông nghiệp mà ngành KHCN và cả cộng đồng phải vào cuộc cùng lúc, hiểu hết mức độ nghiêm trọng của mai dương là đối tượng dịch hại mới, tiềm ẩn hiểm họa chưa thể đánh giá hết, để chống họa sinh vật ngoại lai xâm lấn.

Kết quả của các thực nghiệm tại Tràm Chim, Đồng Tháp cho thấy không có một biện pháp diệt trừ nào khi sử dụng riêng rẽ lại có hiệu quả hoàn toàn đối với loại cây này. Cần phối hợp nhiều biện pháp kỹ thuật như đào rễ cây con, dùng biện pháp cơ giới, hóa học loại trừ cây mai dương trước vụ hè thu khi chưa kịp ra hạt. Vừa diệt trừ, vừa canh tác các loại cây bóng mát ăn quả, nâng cao mật độ che phủ đất. Biện pháp phòng ngừa, giám sát và can thiệp sớm của cộng đồng ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
Thanh Như

tai game dien thoai conggameviet

http://conggameviet.com/wp-content/themes/gamelords/images/conggameviet.jpg

 

my pham the face shop shoptainha

 

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

 

 

Nguồn: daidoanket.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét