Trong buổi giao lưu nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Internet, tiến sĩ Mai Liêm Trực- nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông - đã cho rằng, Internet ở Việt Nam nên có tư duy quản lý 3.0 – trong đó tư duy phải thúc đẩy sự phát triển, chứ không chỉ theo kịp như hiện nay.
Giá cước Internet đã rẻ đi 100 lần
Đánh giá Internet sau 15 năm phát triển, ông Trực nhận định Internet Việt Nam đã có sự bùng nổ từ con số 0 lên một con số đáng kinh ngạc 31 triệu người dùng.
Giá cước Internet của Việt Nam cũng giảm mạnh. Năm 1997, giá cước Internet là 400 đồng/phút, nếu so sánh thì giá cước bây giờ thấp hơn 100 lần so với 15 năm trước. Internet đã giúp thị trường viễn thông từ độc quyền sang cạnh tranh. Những đột phá về Internet đã giúp mở cửa thành công thị trường viễn thông.
Với sự hỗ trợ của công nghệ, mức độ phổ cập các dịch vụ Internet cũng tăng rất nhanh và tác động mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta. Tất cả mọi hoạt động, từ làm việc, học hành, cho đến vui chơi giải trí đều cần tới Internet.
“Còn nhớ thời điểm chưa có Internet, Đảng và Nhà nước yêu cầu đưa những tờ báo như Nhân dân, lao động đến đồng bào ở châu Âu, Bắc Mĩ để mọi người hiểu về chính sách, nhưng không làm được. Phát thanh, truyền hình cũng không thể với tới. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của Internet, điều này hoàn toàn dễ dàng. Hiện tại có hàng trăm website chính thức của Chính phủ trên Internet để mọi người truy cập”, ông Trực cho biết.
Không có thế giới “ảo”
Trước dưa luận cho rằng, Internet bên cạnh những mặt tích cực, cũng có những mặt tiêu cực cho người dùng. Điển hình là những thông tin sai lệch, méo mó trên Internet đang ảnh hưởng đến không chỉ người trẻ mà còn cả kinh tế, xã hội. Ông Trực cho rằng, Internet là môi trường nhân tạo lớn nhất của con người từ trước đến nay. Nó đang tác động đến 2,3 tỉ người dùng trên thế giới. Ở Việt Nam, Internet không chỉ tác động đến 30 triệu người đang sử dụng mà còn có những tác động đến cả 90 triệu người dân.
Thông tin tràn lan trên Internet là do con người cung cấp chứ bản thân nó không tự đưa ra được. Trước khi có Internet, người ta truyền thông tin cho nhau qua báo chí, truyền khẩu, photocopy,… Với môi trường mạng, thông tin được truyền đi dễ dàng hơn.
“Cuộc sống online, cuộc sống trên mạng, tất cả đều là thực chứ không hề có cái gì gọi là “ảo” ở đây. Những vấn đề, nguyên nhân trên mạng đều bắt nguồn từ thế giới thực được đưa lên Internet, mọi vấn đề trên Internet đều có nguồn gốc, là vấn đề của thế giới thực. Điều quan trọng nhất đó là phải nâng cao năng lực người sử dụng, hướng dẫn, nâng cao dân trí để họ tự bảo vệ mình", ông Trực nhận xét
Tư duy quản lý 3.0
Đánh giá việc quản lý Internet trong 15 năm qua, ông Trực cho rằng, đã đến lúc những biện pháp quản lý của Nhà nước cần thay đổi. Quản lý Internet của Nhà nước đã qua 3 thời kỳ.
Thời kỳ đầu, Internet bị kiểm soát rất chặt, Nhà nước quản lý đến đâu mới mở rộng đến đấy. Nó khiến hơn 2 năm đầu Internet vào Việt Nam không phát triển được, các quán Internet cafe, đại lý Internet không được mở ra vì không được cấp phép. Đến thời kỳ thứ 2, quản lý đã bắt đầu phải chạy theo sự phát triển.
“Tuy nhiên, quản lý không chỉ nên dừng lại ở đó, mà phải tiếp tục cải tiến hơn, trở thành tư duy 3.0: Đó là quản lý phải có tư duy thúc đẩy phát triển chứ không phải chỉ theo kịp, chỉ lo kiểm soát như trước”, ông Trực cho biết.
Theo ông, quản lý Internet là để thúc đẩy Internet phát triển chứ không phải hạn chế phát triển. Tư duy quản lý làm sao để Việt Nam không chỉ mạnh lên về CNTT, mà viễn thông, internet, ứng dụng CNTT còn hỗ trợ các ngành khác phát triển thao. Tăng cường sức mạnh của CNTT là tăng cường sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, của văn hóa xã hội, chứ không chỉ riêng CNTT”
“15 năm, từ con số 0 ta đã phát triển lên đến hơn 31 triệu người dùng. Hiện tại thị trường vẫn còn 60 triệu người còn lại cần được Internet tiếp cận. Cáp quang đã được nối đến trường học, đã có rồi, nhưng chúng ta phải làm sao để giáo viên, học sinh có thể sử dụng được. Cơ sở hạ tầng băng thông rộng mà chúng ta đang phát triển phải được ứng dụng tất cả mọi người trong xã hội, giao tiếp vui chơi giải trí”, ông Trực nói.
Trang Lam
Theo TTVN
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: biz.cafef.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét