Với những sai lầm bước đầu ấy, một người đã phải ra đi, là ông huấn luyện viên trưởng đội tuyển Phan Thanh Hùng. Kèm theo đó là quyết định sẽ loại vĩnh viễn khỏi đội tuyển một số cầu thủ có biểu hiện ngôi sao, cho dù năng lực chuyên môn của những người này có cao đến mấy đi nữa.
Nhưng câu hỏi mà giới hâm mộ bóng đá nước nhà, những người đã mòn mỏi chờ đợi chiến thắng của đội tuyển, đặt ra, là với những khuyết nhược điểm trầm kha của nền bóng đá nước nhà, vậy thì đâu là những biện pháp căn cơ, mang tính gốc rễ để cải tổ, vực dậy một nền bóng đá đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện?
Câu trả lời hiện chưa có, ít nhất là trong thời gian trước mắt.
Có thể không ngoa khi nói rằng, bóng đá Việt Nam đang ở vào thời khắc khủng hoảng trầm trọng với hàng loạt ông bầu đang tháo chạy, để lại sau lưng những di sản hoang tàn của một nền bóng đá sống chủ yếu dựa vào đồng tiền chu cấp của các ông bầu.
Công Vinh là điển hình cho hình ảnh thất bại của ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2012. Ảnh: internet |
Hàng loạt câu lạc bộ đã và đang đe dọa bị giải thể; một vài câu lạc bộ tìm cách chuyển giao hoặc vô vọng tìm kiếm những Mạnh thường quân, những người có lẽ hiếm “như sao buổi sớm” trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Một giải vô địch quốc gia mùa tới hiện vẫn còn chưa biết sẽ định hình ra sao khi có quá nhiều câu lạc bộ “đủ tư cách” nhưng “không đủ tiền” để tham dự.
Trên bình diện đội tuyển quốc gia, chiến thắng ở AFF Cup 2008 chứa đựng nhiều yếu tố may mắn đã như một cứu cánh giúp cho nhiều người ảo tưởng bấu víu vào đó, xem như nền bóng đá của chúng ta đã đạt đỉnh của khu vực Đông Nam Á. Nhưng sự lao dốc không phanh kể từ đó đến nay đã cho thấy một thực trạng khác, với giải sau kém hơn giải trước và thất bại ở AFF Cup được coi là kết quả tệ hại nhất của đội tuyển quốc gia trong mấy năm trở lại đây.
Một khi bàn đến chuyện cải tổ, người ta ngay lập tức nghĩ đến chuyện nhân sự. Đó là chuyện bình thường (và tất yếu nếu thật sự muốn cải tổ tận gốc rễ). Đã ngay lập tức xuất hiện ý kiến về khả năng (có người đánh giá là tới 99%) huấn luyện viên trưởng đội tuyển phải có “yếu tố ngoại”. Vậy là sau một thời gian học theo mô hình Ma-lai-xi-a (thành công với huấn luyện viên nội), chúng ta lại quay về với mô thức cũ, với trường hợp thành công nổi bật Ca-li-xtô.
Chẳng phải thiên tài cũng có thể đưa ra ý kiến về việc thuê huấn luyện viên ngoại, nhưng có lẽ, với những gì đã và đang diễn ra, một ông huấn luyện viên ngoại cho đội tuyển quốc gia là chưa thể đủ cho bóng đá Việt Nam.
Để cải tổ triệt để, cần phải có một đại hội của VFF, nơi lá phiếu của những người làm bóng đá sẽ thể hiện ý chí cải tổ hay không (nói như Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng là những lá phiếu đó sẽ “trừng phạt” những người có khuyết điểm!).
Mà một Đại hội như thế, chỉ có thể do VFF tự quyết định, bởi FIFA không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài vào cơ cấu bóng đá mang tính chuyên môn.
Có nghĩa là phải trông chờ vào sự tự giác của chính những người điều hành VFF mà thôi.
YÊN BA
tai game dien thoai conggameviet
my pham the face shop shoptainha
phim tam ly ohayqua.com
my pham han quoc shoptainha
ban de laptop shoptainha
Nguồn: www.qdnd.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét