QĐND Online- Công trình “Nghiên cứu chống sạt lở ven sông ở Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành bởi trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh (ĐHBK TP.HCM) cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) và các giáo sư trường Đại học Kumamoto (Kyushu, Nhật Bản).
Sau khi tiến hành nghiên cứu dựa trên thu thập số liệu quan trắc tại địa bàn và phân tích nguyên nhân gây sạt lở, nhóm công tác dự án đã đề ra các giải pháp có khả năng xử lý, gia cố, và ngăn ngừa sạt lở phù hợp với điều kiện tự nhiên ở An Giang.
Sạt lở dọc theo bờ sông ở Long Xuyêntrước khi thi công kè. |
Điểm ưu việt của các giải pháp thử nghiệm này được đưa ra trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang, đặc biệt tận dụng tối đa vật liệu và công nghệ địa phương, kết hợp các công nghệ mới đã được ứng dụng thành công ở Việt Nam, kết cấu có tính bền vững, xây dựng dễ dàng, do đó mang tính hiệu quả kinh tế cao, đồng thời, được lắp đặt các thiết bị quan trắc hiện trường để theo dõi khả năng làm việc thực tế của các kết cấu đề xuất trong vòng một chu kỳ lũ, tức là một năm.
Cho đến nay, hai giải pháp kết cấu đã được thiết kế và xây dựng thành công dọc theo bờ sông Long Xuyên, An Giang. Sau 6 tháng xây dựng, các số liệu quan trắc cho kết quả tốt, chưa có dấu hiệu chuyển dịch nào vượt quá quy định cho phép, nhờ đó, an toàn và mỹ quan dọc bờ sông được cải thiện đáng kể, nhân dân trong khu vực an tâm sử dụng không gian dọc theo bờ sông để đi lại, tập thể dục hay thư giãn hằng ngày…
Hợp phần kè bờ chống sạt lở dọc theo bờ sông Long Xuyênsau khi thi công. |
Các thiết bị quan trắc hiện trường như các giếng quan trắc nước ngầm, hệ thống quan trắc chuyển vị ngang… cũng đã được lắp đặt và quá trình quan trắc đang tiếp diễn.
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Nâng cao năng lực của trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh nhằm tăng cường liên kết giữa Đại học và Cộng đồng địa phương” do JICA tài trợ, kết hợp với trường Đại học Kumamoto.
Dự án được tiến hành từ 2006 đến 2012, qua 2 giai đoạn, thí điểm tại 5 tỉnh phía Nam (là An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương), phủ rộng nghiên cứu trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Nghiên cứu chống sạt lở ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện đã kịp thời hỗ trợ người dân và đánh dấu bước đầu thành công khi xây dựng được một ý thức gắn bó giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với cộng đồng, để các nghiên cứu không còn chỉ nằm trên lý thuyết, mà thực sự được bắt nguồn từ nhu cầu thực tế, phục vụ lợi ích của xã hội và đến được với người dân.
Tin, ảnh: HOÀNG LINH
tai game dien thoai conggameviet
Nguồn: www.qdnd.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét