Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại ở mức điểm 483,69; tăng 6 điểm (1,26%). Tổng khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đạt 49,62 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 735,71 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 151, 75 và 61. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại điểm số 64,19; tăng nhẹ 0,07 điểm (0,11%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,97 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 381,43 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 136, 74 và 188. Mặc dù điểm số cả hai sàn đều tăng nhưng thanh khoản lại sụt giảm mạnh so với các phiên gần đây. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tâm lý của nhà đầu tư vẫn chưa thực sự hồi phục sau những biến động bất thường xảy ra cuối tuần trước. Bên cạnh đó, áp lực từ lượng cung cổ phiếu tiềm năng sẽ về tới tài khoản trong phiên ngày mai cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua của nhà đầu tư. Bởi vì trong phiên giao dịch ngày 21/2 đã có tới hơn 250 triệu đơn vị cổ phiếu được trao tay. Đây là một con số không hề nhỏ nếu so sánh với mức thanh khoản trung bình của thị trường trong thời gian qua. Chính vì vậy phần lớn các cổ phiếu chỉ bị sụt giảm thêm một mức không đáng kể và thậm chí còn tăng nhẹ so với mức giá khớp lệnh cuối phiên ngày 21/2. Và vô hình chung điều đó đã càng làm cho các nhà đầu tư có nhu cầu bán cổ phiếu thêm động lực để thực hiện bán ra. Mức tăng ở phiên hôm nay của hai sàn TP. HCM và Hà Nội là khá chênh lệch nhau. Trong khi phim vo thuat chỉ số VN-Index tăng tới 1,26% thì HNX-Index chỉ tăng 0,11%. Có được điều này là nhờ vào sự hỗ trợ từ giao dịch ổn định của các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên HoSE mà điển hình là BVH, VNM, MSN. Tại thời điểm thị trường đóng cửa, nhóm VN30 có tới 23 mã tăng giá trong đó 2 mã tăng hết biên độ cho phép là HSG và SBT. Một con số vượt trội so với 12 mã tăng giá trong nhóm HNX30 bên sàn Hà Nội. Ngoài sự tích cực tới từ nhóm cổ phiếu Blue-chips trên sàn Tp. HCM, ngày hôm nay dòng tiền cũng cho thấy đôi chút khả quan khi có dấu hiệu dịch chuyển tới một vài nhóm cổ phiếu khác chưa tăng nhiều trong thời gian trước với các đại diện như ITC, VHG, FLC, VCG. Thị trường đóng cửa ITC và VHG tăng trần còn FLC và VCG đều có mức tăng khá. Đặc biệt, trong ngày 23/02, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo số 136/2013/TB-SGDHCM về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã CK: SBS). Cụ thể SBS sẽ bị hủy niêm yết 126,66 triệu đơn vị do công ty có lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2012 là 1.767,76 tỷ đồng vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.266,6 tỷ đồng. Và hôm nay cũng chính là ngày thông báo này có hiệu lực. Do đó, nhiều khả năng đây cũng chính là nguyên nhân làm cho SBS giảm sàn với khối lượng dư bán đạt hơn 171 nghìn đơn vị tại thời điểm thị trường đóng cửa. Với tình trạng như vậy, phiên giao dịch ngày mai nhiều khả năng sẽ trở thành một phiên bản lề của thị trường. Rất nhiều nhà đầu tư đang chờ xem cách thị trường sẽ đối mặt và hấp thụ khối lượng cổ phiếu được dự đoán là rất lớn trong phiên ngày mai để từ đó ra quyết định mua bán phù hợp nhất cho cá nhân. Hà Nguyễn
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Điểm số tăng, thanh khoản giảm
(Chinhphu.vn) – Cả hai sàn đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay (25/2). Tuy nhiên, thanh khoản trên toàn thị trường lại sụt giảm mạnh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét