Ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Thương tín (SBS) chia sẻ tình hình tài chính, khả năng xoay sở của công ty trong bối cảnh thua lỗ nặng nề, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc.
- Chứng khoán Sacombank lỗ lũy kế đến 31/12/2012 là 1.767 tỷ đồng, vượt quá vốn tự có, trong khi cổ phiếu SBS cũng bị hủy niêm yết bắt buộc kể từ 25/3. Theo ông, đâu là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
- Tôi cảm thấy rất thất vọng khi SBS rơi vào cảnh bết bát. Tôi thừa nhận lỗi này do Hội đồng quản trị và ban điều hành chưa giám sát kỹ và theo sát hoạt động của công ty.
Nhiều cổ đông tỏ ra lo lắng khi cổ phiếu SBS bị hủy niêm yết. Ảnh: Hồng Châu |
- Theo ông, đề án tái cấu trúc đã được đại hội cổ đông thông qua liệu có đủ sức vực dậy công ty?
- Để cứu SBS thoát khỏi tình trạng thua lỗ, mới đây công ty đã trình cổ đông thông qua đề án tái cấu trúc toàn diện gồm 3 yếu tố: tái cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động.
Tôi nghĩa cả 3 vấn đề trên đều quan trọng vì chúng liên đới với nhau. Bởi lẽ, tái cấu trúc bộ máy tốt mới có sự ủng hộ của cổ đông, khi đó năng lực tài chính sẽ vững chắc.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có 2 rào cản lớn cần khai thông. Thứ nhất là chờ Ủy ban chứng khoán đồng ý cho tiến hành gộp 7 cổ phiếu hiện tại thành 1 cổ phiếu nhằm giảm vốn điều lệ để xóa lỗ lũy kế. Thứ 2 là chờ Ngân hàng Nhà nước đồng ý cho chuyển đổi 500 tỷ đồng trái phiếu sang cổ phiếu với tỷ lệ 1:1. Ngoài ra, SBS chuyển trả 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi còn lại cùng phần lãi phát sinh của 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong 1 năm phim vo thuat qua, khoảng gần 104 tỷ đồng cho Sacombank.
- Vậy, nếu Ủy ban chứng khoán và Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận đề nghị trên thì SBS sẽ ra sao, thưa ông?
- Nếu 2 cơ quan trên không thông qua, công ty có thể lâm vào tình trạng phá sản. Nếu đề án được thông qua, hết 2013, SBS sẽ sáng sủa hơn. Bởi lẽ, chúng tôi tin thu hồi được số nợ để hoàn nhập vào dự phòng. Mặt khác, chúng tôi sẽ dốc hết sức hoạt động để tạo lãi cho công ty. Hiện nay ngoài cổ đông lớn là Sacombank chiếm 30% cổ phần, đa số cổ đông lớn của SBS là cá nhân.
- Ban lãnh đạo có giải pháp gì để nhận được sự ủng hộ của cổ đông, sự tin tưởng của nhà đầu tư, nhất là khi cổ phiếu SBS hiện không còn được mua bán qua sàn như trước?
- Để lấy lại niềm tin từ nhà đầu tư, SBS chỉ có cách là hoạt động kinh doanh tốt, bộ máy tổ chức hoạt động thật hiệu quả, vượt qua cơn khó khăn này nhanh chóng. Đó là thách thức cực kỳ lớn đối với SBS, nên công ty rất cần sự ủng hộ từ cổ đông.
Ngay tại thời điểm này, cổ đông hãy thật bình tĩnh và kiên nhẫn, không nên bán tháo cổ phiếu. Tôi mong rằng cổ đông nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu để đồng hành cùng công ty vượt qua khó khăn.
- Theo ông, SBS có khả năng quay lại thời kỳ hoàng kim về thị phần môi giới, quy mô... như trước đây?
- Việc đưa SBS trở về thời kỳ hoàng kim là rất khó trong tình trạng hiện nay. Riêng quan điểm của tôi, sẽ phát triển SBS theo hướng chậm mà chắc. Khi SBS vượt qua được mức an toàn tài chính như quy định của Ủy ban chứng khoán, lúc đó sẽ tính toán đến các bước tiếp theo. Tôi không đặt tham vọng quá lớn trong thời điểm hiện nay.
- Vậy, sắp tới kế hoạch huy động vốn của SBS như thế nào, thưa ông?
- Với tình hình thị trường chứng khoán hiện nay rất khó huy động vốn. Cho đến nay chúng tôi đã trao đổi với một số cổ đông lớn của công ty về vấn đề trên. Nếu như Ủy ban chứng khoán hỗ trợ thông qua đề án, các cổ đông sẵn sàng đóng góp thêm để công ty có đủ tài chính hoạt động trong thời gian tới.
Hồng Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét