Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013. Ảnh: H.VÂN
Niềm tin của nhà đầu tư
Còn nhớ, vào thời điểm khai trương phiên giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Thìn (2012) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã cam kết với các nhà đầu tư, mục tiêu khôi phục TTCK- kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế - sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính trong năm 2012.
Cơ quan này sẽ quyết liệt trong việc chỉ đạo UBCKNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành trong việc điều hành thị trường. Cùng với các giải pháp kỹ thuật, cơ quan quản lý sẽ bắt tay vào các hoạt động tái cấu trúc (thị trường, DN, Công ty bảo hiểm, tài chính…).
Có lẽ chính từ cam kết trên mà năm 2012 đã đánh dấu sự nỗ lực của cơ quan quản lý đối với TTCK trong việc thực hiện các giải pháp điều hành và duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường. Hoạt động nổi bật là việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện Chiến lược, Đề án phát triển và tái cấu trúc TTCK, hỗ trợ thanh khoản và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư giao dịch trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn như: Giao dịch thêm buổi chiều, đưa lệnh thị trường (MP) vào sử dụng, rút ngắn thời gian giao dịch từ T+4 xuống còn T+3, ra mắt bộ chỉ số VN30 và HNX30 và các chỉ số theo ngành… hướng tới TTCK minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Từ những động thái này mà Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đã khá lạc quan cho rằng, trong năm 2012, hoạt động của các công ty niêm yết, đặc biệt là các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các thành viên vẫn bền bỉ tham gia TTCK, cũng như các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát thị trường; nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới cung cấp cho TTCK của các ngành chức năng bước đầu thực hiện tương đối hiệu quả.
Theo đó, chỉ số chứng khoán tăng trên 18% (được xếp vào nhóm quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới), tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành Trái phiếu Chính phủ đạt gần gấp đối năm 2011 (đạt 114.979,15 tỷ đồng TPCP do KBNN phát hành). Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK cũng đạt trên 300 triệu USD (tăng 1,5 lần so với năm 2011 là trên 200 triệu USD). Bên cạnh đó dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc thâu tóm, sáp nhập DN đạt trên 1 tỷ USD. Điều này cho thấy, TTCK Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Đứng ở góc độ nhà đầu tư, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) Nguyễn Thanh Kỳ chia sẻ, hiện niềm tin của một bộ phận nhà đầu tư chứng khoán đang được nhen nhóm trở lại. Bởi nhìn phim vo thuat vào chỉ số VN-Index năm 2012 tăng trên 18%, cùng với các giải pháp hỗ trợ kinh tế mà Chính phủ đã công bố đã khuyến khích nhà đầu tư quay trở lại thị trường, trong đó phải kể đến sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Vào những tháng cuối năm 2012, TTCK ở cả hai sàn Hà Nội Và TP. Hồ Chí Minh bất ngờ bứt phá ngoạn mục, sắc xanh đã trở lại ở hầu hết các mã niêm yết; giá trị thanh khoản ở cả hai sàn đã đạt mức cao kỷ lục, với tổng giá trên 1.800 tỷ đồng được chuyển nhượng. Không ít cổ phiếu đang thu hút sự tranh mua của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế như: Mã cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, DHG của Dược Hậu Giang, KDC của Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC)...
Tạo động lực cho thị trường
Bước vào phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013 (2-1-2013) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Vũ Bằng đã gửi thông điệp tới các thành viên tham gia thị trường, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế..., với mục tiêu “Vượt qua khó khăn, tiếp tục ổn định thị trường và chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển TTCK trong giai đoạn tới”.
Được cụ thể hóa thông qua 8 nhóm giải pháp để thúc đẩy TTCK. Theo đó, nhóm giải pháp liên quan đến việc tạo thanh khoản cho thị trường, UBCKNN kiến nghị tạo biên độ, mở mazgin lên 50/50, giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh cổ phần hóa nhóm DN Nhà nước…
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ Đề án tái cấu trúc TTCK như: Tái cấu trúc về hàng hóa trên thị trường nhằm nâng cao chất lượng, phát triển mở rộng các hàng hóa mới như quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ ETF, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung nhằm phát triển nhà đầu tư có tổ chức và tạo nhu cầu cho TTCK; Cơ cấu lại các tổ chức trung gian trên TTCK như: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, thực hiện theo nguyên tắc thị trường; tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.
Với những cam kết cụ thể từ phía UBCKNN, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Trần Văn Dũng tin tưởng rằng, năm 2013 sẽ tạo điều kiện và cơ hội để TTCK phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa. Cũng theo phân tích của Tổng giám đốc Trần Văn Dũng, năm 2013, tình hình kinh tế trong nước có thể có những cải thiện nhất định khi lạm phát từng bước được kiềm chế, nhập siêu giảm, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá được duy trì ổn định…
Chính phủ tiếp tục triển khai các biện pháp tích cực để tái cấu trúc nền kinh tế và thực hiện các chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu tăng trưởng năm 2013 cao hơn so với mức tăng trưởng dự kiến năm 2012… Đây sẽ là cơ hội và thời cơ để TTCK vượt qua khó khăn, có những bước phát triển bền vững.
“Chúng ta có quyền kỳ vọng vào sức bật của TTCK, với một đất nước có 90 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ, cùng với những tiềm năng về phát triển các ngành công nghiệp chế biến, thực phẩm, công nghiệp phụ trợ... Việt Nam sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận” - Tổng giám đốc Trần Văn Dũng nói.
Thu Hằng
xem phim nữ sát thủ gợi cảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét