Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Những vụ giao dịch lớn nhất trong lịch sử phố Wall

 Mỗi ngày, có hàng nghìn giao dịch giữa các nhà đầu tư được thực hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chắc chắn là hầu hết các giao dịch không bao giờ được nhớ tới. 


Do đó, người ta chỉ nhớ tới những giao dịch thực sự nổi bật. Và, 1 giao dịch không đơn thuần nổi bật vì có khối lượng lớn mà là khi nhà đầu tư sử dụng sự khéo léo và trực giác của họ để tìm ra đúng khoảnh khắc.


Giao dịch ấy cần đến sự thông minh, lòng can đảm và cả niềm tin.



1. Jesse Livermore bán khống trước sự kiện thị trường sụp đổ năm 1929 và thu về 100 triệu USD

Một trong những nhà đầu tư bán khống nổi tiếng nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ chính là Jesse Livermore.


Thương vụ bán khống đầu tiên của ông diễn ra ngay trước vụ động đất ở San Francisco. Mặc dù thực sự không đoán trước được động đất sẽ xảy ra, ông kiếm được 250.000 USD từ thương vụ này và ưa thích bán khống kể từ đó.


Năm 1907, ông thu được 1 triệu USD khi thị trường sụp đổ và sau đó kiếm được 3 triệu USD vào năm 1925.


Tuy nhiên, số tiền lớn nhất là 100 triệu USD với cú sụp đổ của thị trường năm 1925. Cho đến tận ngày nay, đây vẫn là vụ giao dịch có qui mô rất lớn.


Câu chuyện của Livermore chính là nền tảng cho cuốn sách Reminiscences of a Stock Operator (tạm dịch: Hồi ức của một nhà đầu tư chứng khoán).

2. Paul Tudor Jones kiếm 100 triệu USD nhờ ngày Thứ 6 đen tối năm 1987

Sử dụng các phân tích kỹ thuật và dữ liệu lịch sử của chỉ số S&P data, Paul Tudor Jones đã dự đoán chính xác về sự kiện thị trường sụp đổ năm 1987 và trước đó đã thực hiện bán khống cổ phiếu với khối lượng lớn.


Chỉ số Dow Jones sụt giảm 22% và theo ước tính ông đã thu về khoảng 100 triệu USD.


Ngay sau đó, hãng phim PBS phát hành 1 bộ phim tài liệu nói về Jones. Tuy nhiên, ông nhanh chóng mua lại tất cả các bản sao. Mọi người dự đoán ông không thích bộ phim này vì cảm thấy bộ phim tiết lộ các bí quyết giao dịch của bản thân.

3. Andy Krieger bán khống đồng đôla New Zealand và thu về 300 triệu USD

Năm 1987, ngay sau ngày thứ 6 đen tối, nhà đầu tư đua nhau tháo chạy khỏi đồng USD và tìm đến các đồng tiền khác. Andy Krieger, nhân viên giao dịch tiền tệ 32 tuổi tại Banker's Trust, đã dự đoán rằng đồng đôla New Zealand (hay còn gọi là đồng Kiwi) đang bị định giá quá cao.


Sử dụng hợp đồng quyền chọn (khi đó vẫn là một công cụ mới trên thị trường tài chính), Krieger thực hiện hợp đồng quyền chọn bán đối với đồng Kiwi với khối lượng cực lớn. Các lệnh bán của ông có khối lượng lớn đến nỗi vượt quá cả cung tiền của New Zealand.

4. Jim Rogers mua vào hàng hóa cuối những năm 1990

Quay trở lại những năm 1990, xu hướng xuống giá bao trùm thị trường hàng hóa. Jim Rogers nhìn thấy thị trường sẽ khởi sắc trở lại và tạo nên chỉ số Rogers International Commodity Index (RICI).


Kể từ năm 1998, chỉ số RICI đã mang lại mức lợi suất 209% và Rogers dự báo rằng thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Điều thực sự ấn tượng ở đây là Rogers đã chỉ ra chính xác đáy của thị trường nằm ở đâu.



5. George Soros bán khống đồng bảng Anh và thu về 1 tỷ USD

Những năm 1990, khi nước Anh vẫn còn thịnh vượng, George Soros không chỉ bán khống đồng bảng mà còn vay mượn rất nhiều để làm điều này. Khi đó, đồng bảng vẫn được giao dịch với chế độ tỷ giá có định.


Ngay sau đó, chính phủ Anh nhận ra rằng họ sẽ mất hàng tỷ bảng nếu như tiếp tục giữ tỷ giá khác xa so với thực tế. Anh rút khỏi chế độ bản vị vàng và đồng bảng nhanh chóng lao dốc.


Soros kiếm được ít nhất 1 tỷ USD trong “ván bài” này.

6. Stanley Druckenmiller đặt cược vào đồng mark Đức

Trong khi George Soros bán khống đồng bảng, Stanley Druckenmiller – người sau này làm việc cho quỹ Quantum của Soros – lại đặt cược vào đồng mark Đức. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ, thống nhất Đông Đức và Tây Đức là nhiệm vụ khó khăn đến nỗi đồng mark Đức bị hạ giá xuống mức thấp nhất.


Druckenmiller cho rằng đồng mark sẽ tăng giá và thu về 1 tỷ USD sau khi sự thực diễn ra đúng như vậy.



7.   phim vo thuat   Louis Bacon tin rằng Saddam Hussein sẽ xâm lược Kuwait

Dự đoán Hussein sẽ đánh Kuwait trong khi Mỹ sẽ nhanh chóng thắng Iraq trong những năm 1990 và thị trường dầu mỏ sẽ phục hồi, Bacon mua dầu và bán cổ phiếu. Năm đó, quỹ đầu cơ của ông có lợi suất lên tới 86%.


Dự đoán chính xác về chiến tranh Iraq giúp quỹ đầu cơ của ông có mức lợi suất hàng năm luôn duy trì ở mức 35% trong 13 năm.

8. John Templeton bán khống trong bong bóng Dot-Com và thu về 80 triệu USD chỉ trong vài tuần

Nhà đầu tư huyền thoại Sir John Templeton đã có vụ giao dịch lớn nhất chỉ 8 năm trước khi ông mất và ngay trước khi bong bóng dot – com vỡ tung. Ông đã bán khống rất nhiều cổ phiếu của các công ty Internet. Templeton cho rằng đây là số tiền ông kiếm được dễ dàng nhất.


Mánh khóe của Templeton: bán tất cả các cổ phiếu ngay trước đợt mở khóa 6 tháng sau IPO.



9. Jim Chanos bán khống Enron khi tất cả mọi người cho rằng ngân hàng này ở trong trạng thái tuyệt vời

Lần đầu tiên công ty của Jim Chanos phân tích 1 tài liệu về Enron là năm 1999. Đến cuối năm 2000, sau gần 2 năm điều tra và phân tích các hoạt động của Enron, Chanos nhận ra rằng Enron đang nói dối về khá nhiều thứ quan trọng và sắp gặp phải đại họa.


Bởi vậy, khoảng tháng 11/2000, ngay sau khi cổ phiếu của Enron chạm mốc 90 USD và có mức mục tiêu 130 – 140USD/cổ phiếu, công ty của Chanos bắt đầu một vị thế bán. Hơn 1 năm sau cổ phiếu của Enron mới đổ vỡ và ngân hàng này nộp đơn xin phá sản vào tháng 12/2000. Tuy nhiên, Chanos đã kiếm được 1 khoản tiền lớn.

10. Andrew Hall đầu cơ dầu

Năm 2003, khi dầu đang được giao dịch ở mức khoảng 30 USD/thùng, Andrew Hall (lúc đó đang làm việc trong bộ phận giao dịch năng lượng của Citigroup), đã đặt cược rằng giá dầu sẽ chạm mốc 100 USD/thùng trong vòng 5 năm tới. Bởi vậy, ông mua một lượng lớn hợp đồng tương lai dầu có thời hạn dài. Và, do dự đoán của ông được nhiều người cho là “mộng tưởng”, ông mua được với giá rất rẻ.


Đây là 1 canh bạc đầy rủi ro và nếu như giá dầu không bứt phá qua mốc 100 USD/thùng vào năm 2008, ông sẽ lỗ nặng. Tuy nhiên, dự đoán của ông đã trở thành sự thực và Citi quyết định thưởng cho ông 100 triệu USD.



11. John Arnold đánh bại quỹ đầu cơ

Trong khi quỹ đầu cơ năng lượng Amaranth LLC sụp đổ vào mùa thu năm 2006 vì lỗ hơn 6 tỷ USD, John Arnold lại có được mức lợi suất 200%.


Amaranth đặt cược rằng giá khí đốt sẽ tăng lên vào mua đông. Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng thủy văn bắt đầu dự đoán mùa đông năm đó sẽ ấm áp hơn mọi năm và quỹ Amaranth LLC bắt đầu thua lỗ.


Trong khi đó, Arnold đã thực hiện vị thế bán và kiếm lời nhanh chóng.

12. John Paulson bán các khoản nợ dưới chuẩn ngay trước khủng hoảng tài chính và thu về 2 – 4 tỷ USD

Một số ít người nhìn thấy bong bóng nhà đất đang phồng to và thậm chí còn có ít người hơn nắm bắt đúng thời điểm. John Paulson là một trong số đó.


John Paulson là một trong số đó. Quỹ đầu cơ Paulson & Co của ông đã đặt cược ngược lại với hầu hết các định chế tài chính lúc đó khi thuyết phục các ngân hàng viết các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng đối với các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS).


Sau đó, ông chỉ việc ngồi một chỗ, đợi thị trường vỡ vụn và thu về 3 – 4 tỷ USD.



13. David Tepper kiếm 7 tỷ USD nhờ mua vào cổ phiếu ngân hàng sau khủng hoảng tài chính

Năm 2009, ngay sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra và tất cả mọi người đều nghĩ rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang bên bờ sụp đổ, David Tepper vẫn tỉnh táo và mua vào lượng lớn cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Citigroup (C) và Bank of America (BOA).


Đến cuối năm 2009, cổ phiếu của Bank of America đã tăng gấp 4 trong khi cổ phiếu của Citi tăng gấp 3. Quỹ đầu cơ của Tepper thắng lớn khi thu về 7 tỷ USD.


 Theo BI 


http://bigphim.net/xem-phim/dong-tuoc-dai-752.html

http://bigphim.net/xem-phim-online/thai-cuc-quyen-2012-10278.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét