Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Mạnh tay với tin nhắn rác

QĐND - Những năm qua, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trở thành vấn nạn, gây nhiều bức xúc, khó chịu đối với người dùng điện thoại di động. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13-8-2008 về chống thư rác. Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cũng đã ban hành một số thông tư, chỉ thị nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động.

QĐND - Những năm qua, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trở thành vấn nạn, gây nhiều bức xúc, khó chịu đối với người dùng điện thoại di động. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 77/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13-8-2008 về chống thư rác. Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cũng đã ban hành một số thông tư, chỉ thị nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn tin nhắn rác trên mạng viễn thông di động.

Quản lý chặt thuê bao di động trả trước là một trong những biện pháp để ngăn chặn tin nhắn rác. Ảnh: Việt Cường

Nhức nhối tin nhắn rác

Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến hết tháng 10-2012, cả nước có tổng số hơn 120,7 triệu thuê bao di động và 347 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung được cấp đầu số (CSP). Mỗi một doanh nghiệp CSP lại ký kết với vài chục doanh nghiệp làm nội dung nhưng không có đầu số (CP) để cho thuê lại hệ thống, đầu số. Một số doanh nghiệp sau khi được cấp đầu số đã thiết lập hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo nhằm quảng cáo, dụ dỗ người sử dụng nhắn tin vào các đầu số của mình để thu lợi, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tin nhắn rác được phát tán từ các thuê bao di động trả trước, đa số có nội dung không lành mạnh như: Bói toán, lô đề, cờ bạc… hoặc có dấu hiệu lừa đảo như: Nhắn tin thông báo trúng thưởng, tặng nhạc chuông, hình ảnh... Thế nhưng, khi chủ thuê bao di động nhắn tin đến đầu số theo hướng dẫn thì lập tức bị trừ tiền. Người sử dụng không biết khiếu nại ai hoặc có gọi điện để khiếu nại chỉ làm tốn kém thêm nên thường bỏ qua.

Tại Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo do Bộ TT&TT vừa tổ chức, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: Các doanh nghiệp CSP, CP sử dụng thiết bị kết nối có lắp SIM điện thoại và được kết nối với máy tính để nhắn tin rác, tin nhắn lừa đảo với tốc độ lên tới 10.000 tin nhắn/giờ. Theo báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông di động, hằng năm có tới hàng chục tỷ tin nhắn quảng cáo. Tuy nhiên, lượng tin nhắn quảng cáo hợp pháp được gửi đi từ các doanh nghiệp CSP thời gian qua chỉ chiếm khoảng 3%. Việc phát tán tin nhắn rác vào nhiều thời điểm khác nhau, nhất là thời gian nghỉ ngơi của mọi người đã gây ra sự phiền toái, phản cảm, gây bức xúc cho người sử dụng điện thoại di động.

Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo tràn ngập trong những năm qua. Ảnh: Trần Minh

"Nói không" với tin nhắn rác!

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VN Cert) cho biết: Hằng năm, tổng đài miễn phí 456 của trung tâm tiếp nhận và xử lý khoảng 160.000 phản ánh về tin nhắn rác của người sử dụng, các doanh nghiệp di động cũng đã xử lý khoảng hơn 100.000 phản ánh do thuê bao gửi về. Từ năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp viễn thông xử lý khoảng 300 vụ doanh nghiệp phát tán tin nhắn rác trên các đầu số 8xxx, 7xxx, 6xxx, 1900; Thanh tra Bộ TT&TT đã xử lý 50 doanh nghiệp nội dung có phát tán tin nhắn rác, đình chỉ 3 công ty cung cấp dịch vụ.

Một trong những nguyên nhân khiến tin nhắn rác vẫn tràn ngập trong những năm qua chính là vấn đề phân chia lợi nhuận giữa nhà mạng và doanh nghiệp CSP. Các doanh nghiệp CSP phải bỏ chi phí cao để sản xuất sản phẩm, dịch vụ nhưng chỉ được hưởng doanh thu, lợi nhuận thấp nên phải “ra sức” phát tán tin nhắn rác để đạt được chỉ tiêu doanh thu, bù đắp lại chi phí.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom (Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel), Viettel đã có những biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn tin nhắn rác như: Cắt đầu số dịch vụ vi phạm, xây dựng hệ thống chống tin nhắn rác, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội dung tin, tốc độ nhắn tin trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Từ đầu năm 2012 đến nay, Viettel đã cắt 61 đầu số dịch vụ và 3000 thuê bao di động vi phạm.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện đang quản lý hai nhà mạng lớn là Vinaphone và Mobifone cũng kiên quyết "nói không" với tin nhắn rác. Ông Nghiêm Phú Hoàn, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho hay: VNPT đã xây dựng được phần mềm phát hiện và chặn tin nhắn rác. Biện pháp xử lý hiện tại là khóa cú pháp trong tin nhắn và tạm dừng dịch vụ, không chia doanh thu đối với các CP bị khóa cú pháp quá 3 lần. Những trường hợp vi phạm nặng có thể sẽ bị thu hồi đầu số, chấm dứt hợp đồng.

Một trong những sửa đổi tại Nghị định 77 đó là: Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo khi có sự đồng ý của người nhận và phải chấm dứt ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận. Một biện pháp khác được đưa ra, đó là quản lý chặt thuê bao di động trả trước nhằm giải quyết triệt để tình trạng SIM rác. Bộ TT&TT cũng đã ban hành Thông tư mới quy định quản lý đối với thuê bao di động trả trước. Cước hòa mạng sẽ do Bộ quy định, nhà mạng cũng không được nạp tiền sẵn vào thẻ SIM để hạn chế SIM rác và từng bước loại bỏ tin nhắn rác.

Giải pháp mà các nhà mạng và Bộ TT&TT đưa ra được xem là những biện pháp mạnh tay để loại bỏ tin nhắn rác, làm “sạch” văn hóa quảng cáo trên mạng viễn thông di động.

MINH MẠNH


tai game dien thoai conggameviet

my pham the face shop shoptainha

phim tam ly ohayqua.com

my pham han quoc shoptainha

ban de laptop shoptainha

Nguồn: www.qdnd.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét