Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Windows 8 sẽ dùng product key nhúng bên trong BIOS, không còn in mã trên tem dán

Trước đây, khi mua các máy tính xách tay hay máy tính để bàn được cài sẵn Windows, chúng ta sẽ thấy một cái tem mang tên Certificate of Authenticity (COA) được dán lên thiết bị, trên đó có ghi Product Key của hệ điều hành. Tuy nhiên, với các laptop, desktop có bán kèm Windows 8 thì chúng ta sẽ ít thấy tem này hơn vì mã kích hoạt đã được nhúng vào bên trong BIOS của máy. Cả Microsoft lẫn một số nhà sản xuất phần cứng như Acer đều đã xác nhận điều này, đồng thời tiết lộ thêm rằng quá trình kích hoạt Windows 8 sẽ do công cụ Activation thế hệ 3.0 đảm nhiệm.
Trước đây, khi mua các máy tính xách tay hay máy tính để bàn được cài sẵn Windows , chúng ta sẽ thấy một cái tem mang tên Certificate of Authenticity (COA) được dán lên thiết bị, trên đó có ghi Product Key của hệ điều hành. Tuy nhiên, với các laptop, desktop có bán kèm Windows 8 thì chúng ta sẽ ít thấy tem này hơn vì mã kích hoạt đã được nhúng vào bên trong BIOS của máy. Cả Microsoft lẫn một số nhà sản xuất phần cứng như Acer đều đã xác nhận điều này, đồng thời tiết lộ thêm rằng quá trình kích hoạt Windows 8 sẽ do công cụ Activation thế hệ 3.0 đảm nhiệm.

Lợi ích của việc này không sử dụng tem COA là gì? Thứ nhất, chúng ta sẽ không cần phải nhập thủ công dãy chữ và số dài dằng dặc này mỗi khi cài lại Windows vì bộ cài sẽ tự lấy nó ra từ BIOS. Thứ hai, trong quá trình sử dụng, chúng ta không phải lo lắng về việc tem bị trầy xước hay bị tróc mất số. Cuối cùng, và không kém phần quan trọng quan trọng, tình trạng đánh cắp trái phép key sẽ không thể diễn ra được.

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có nhiều chỗ vướng mắc mà chúng ta đang chờ Microsoft giải đáp. Đó là khi bạn muốn nâng cấp lên phiên bản khác của Windows 8 (ví dụ như mua một bản Windows 8 Pro của chẳng hạn) thì máy sẽ tiến hành kích hoạt theo Product Key hiện có ở BIOS, vậy làm thế nào để hoàn tất việc cài đặt. Cũng tương tự như thế, giả sử trong tương lai Microsoft ra mắt Windows 9 thì chúng ta phải làm thế nào để đưa mã sản phẩm mới vào hệ thống, hay lúc đó các nhà sản xuất thiết bị và Microsoft sẽ quay trở lại phương thức nhập key thủ công? Tinh tế sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chuyện này ngay khi có câu trả lời từ các hãng có liên quan.

BIOS (Basic Input Output System) là một phần mềm nhỏ được chứa trong một con chip bên trên bo mạch chủ của nhiều máy tính cá nhân hiện nay. Nhiệm vụ của nó là thực hiện việc kiểm tra phần cứng máy (POST test) ngay khi thiết bị vừa mở lên. Ngoài ra, BIOS còn giúp khởi động quá trình boot máy để tải các thành phần cơ bản của hệ điều hành. Nó chính là phần mềm đầu tiên chạy lên khi bạn nhấn vào nút nguồn. Một số thiết bị mới không còn dùng BIOS mà chuyển sang UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) với nhiều tính năng hơn.
Theo Ghacks, Deskmodder

tai game dien thoai conggameviet

Nguồn: www.tinhte.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét